Thứ Sáu, tháng 7 21, 2006

Hạng Võ biệt Ngu Cơ

Tấm thân lấp biển vá trời

Thanh gươm yên ngựa một đời dọc ngang

Giờ đây mưa gió phủ phàng

Anh hùng mạt lộ, giang sơn tiêu điều.

Hạng Võ biệt Ngu Cơ

Hỏi để chặn hỏi - cú hồi mã thương trong tranh luận

Khi chúng ta đứng trước một câu hỏi khó trả lời hoặc không muốn trả lời, thì có thể phản vấn (hỏi lại) đối phương một câu hỏi mà họ cũng khó trả lời, khiến đối phương không kịp trở tay.

Một hôm nọ, vị mục sư da trắng hỏi một lãnh tụ da đen một câu hỏi khó trả lời: “Ngài đã có chí hướng giải phóng người da đen, trong khi người da đen ở Châu Phi lại nhiều, sao không đi Châu Phi?”

Lãnh tụ da đen lập tức hỏi lại một câu: “Thế ngài đã lập chí giải phóng linh hồn, linh hồn ở địa ngục rất nhiều, sao không xuống địa ngục”

Câu hỏi khó của vị mục sư nhằm công kích nhân thân một cách thô bỉ. Nếu lãnh tụ da đen trước câu hỏi này mà trình bày lí do và trả lời thành thật, e rằng sẽ trúng kế làm cho đối phương càng thêm đắc ý. Và thế là vị lãnh tụ da đen né tránh không trả lời, thay vào đó cũng là một câu hỏi khó trả lời. Như vậy vừa bảo vệ sự tôn nghiêm của bản thân vừa vạch trần được linh hồn tội lỗi của mục sư, khiến mục sư phải câm họng bối rối.

Thứ Ba, tháng 7 18, 2006

“Thế giới này chỉ có hai cái làm cho tim tôi rung động; một là bầu trời sao lấp lánh trên đầu chúng ta; một là chuẩn mực đạo đức thiêng liêng trong lòng chúng ta”

Kant – nhà triết học Đức

Chủ Nhật, tháng 7 16, 2006

Làm thể nào để Google đánh chỉ mục cho blog của bạn

Làm thể nào để Google đánh chỉ mục cho blog của bạn, hãy tham khảo bài viết tại: http://www.vnexperts.org/articles/articles.php?mf=we&sfc=we_co&recordId=13

 

Thứ Bảy, tháng 7 15, 2006

Một bài thật thú vị...chắng biét là ai viết nữa

18 tuổi anh bước vào đời

Giật dây chuyền đi tặng người yêu

Cướp xích lô chở em đi dạo phố

Cớm bắt anh đi tập thể thao

Chúng đánh anh như đàn ca vọng cổ

Anh vào tù như thái tử vào cung

Tiền mất tình tan người yêu bỏ

Anh đi theo tiếng gọi của quân khu

Áo vá vai quần vá đít

Cơm một bữa thịt gắp mỏi tay

Khi anh đi không một lời từ biệt

Khi anh về 7-8 thằng khiêng

Trên quan tài 8 chữ thiêng liêng:

Tổ quốc mất đi 1 thằng vô tích sự

 

Thứ Tư, tháng 7 12, 2006

Từ lòng tin trong xã hội tới xã hội dân sự

Lòng tin giữa con người với nhau đóng vai trò gì trong đời sống xã hội? Đâu là nguyên nhân của tình trạng suy thoái đạo đức và lòng tin trong xã hội? Tại sao phải đặt ra vấn đề xây dựng lại xã hội dân sự?

 

Một bài viết thú vi:  http://www.saigontimes.com.vn/tbktsg/detail.asp?muc=3&sobao=812&sott=4

Thứ Hai, tháng 7 10, 2006

Biện đáp của Khổng Tử về nước

Có một hôm Khổng Tử đứng lặng bên bờ sông, đắm nhìn dòng nước mênh mông cuồn cuộn đổ về đông mà không chịu rời chân. Lúc này Tử Cống buộc miệng hỏi: “Thưa thầy, tại sao mỗi lần nước lên cao là thầy lại đến xem?”

Khổng Tử trả lời:

“Con xem, dòng nước tưới mát cho muôn loài, muôn loài mới được sinh trưởng. Thế nhưng nó đâu có vì mình một chút nào, điều này thật giống như đức. Nó vẫn chảy theo một dòng sông, xuống chỗ thấp cam ở chỗ thấp, thật giống như nghĩa. Nó mênh mông cuồn cuộn không bao giờ dứt thậy giống như đạo. Dù phía trước là vực sâu vạn trượng, nó vần xông lên, không bao giờ quay lại, thật giống như dũng. Nó ở trong chậu thì phẳng lặng như gương, thật giống như pháp. Dù là một khe nhỏ mấy nó cũng thấm vào, thật giống như sát. Dòng sông cuồn cuộn về đông không hề ngơi nghỉ, chảy vào Đông Hải thật giống như chí. Vạn vật ra vào trong nước thì trở nên tinh khiết, thật giống như giáo hóa. Nước có phẩm đức cao thượng như vậy, sao ta lại không đến xem?”

Khổng Tử đã từ dòng sông trước mặt mà phát triển đề tài, liên tưởng mà thấy được cái mà người khác không thấy, nghĩ tới cái mà người khác không nghĩ tới được, đã biểu hiện sự theo đuổi với lý tưởng cao đẹp. Thật đúng là một thánh nhân.

Khổng Tử gia ngữ

Sự đỏng đảnh của phương pháp luận

Trong khoa học nói chung và khoa học xã hội và nhân văn nói riêng, lý thuyết và phương pháp bao giờ cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Đành rằng mọi lý thuyết bao giờ cũng xuất phát từ thực tế, nhưng một khi cái thực tế được khái quát ấy thăng hoa thành lý luận thì nó không chỉ chiếu sáng cho chính thực tế ấy mà còn cho nhiều thực tế khác. Bởi vậy, lý thuyết và phương pháp bao giờ cũng hấp dẫn những đầu óc giàu sáng tạo. Bằng đôi cánh của tưởng tượng và khoa học, những bộ óc ấy biết vượt thoát khỏi những khuôn khổ chật hẹp của một thực tế đã chín nẫu. Đặc biệt trong những thời buổi mà cái cũ đã qua, nhưng lại không chịu lui vào hậu trường mà vẫn chềnh ềnh trên sân khấu, còn cái mới thì chưa thấy đến.
 
Sự đỏng đảnh của phương pháp luận - Đỗ Lai Thúy

Vô thần luận

Nhà triết học cổ Hi Lạp Epicuros (341 trước công nguyên - 270 trước công nguyên)  được xem là cha đẻ của Vô thần luận, đã chứng minh thần linh không tồn tại bằng những luận cứ có sức thuyết phục và đã phản bác một cách mạnh mẽ đối với Hữu thần luận. Ông nói: 
"Chúng ta cần phải thừa nhận rằng: thần linh hoặc là muốn nhưng không có năng lực trừ bỏ cái xấu, cái ác trên thế gian; hoặc là có năng lực mà không muốn trừ bỏ cái xấu, cái ác trên thế gian; hoặc là vừa có năng lực lại vừa muốn trừ bỏ cái xấu cái ác.
- Nếu thần muốn nhưng không có khả năng diệt trừ cái xấu cái ác trên thế gian, vậy thì nó không thể được coi là vạn năng. Và cái vô năng này mâu thuẫn với bản tính của thần.
- Nếu thần có khả năng mà không muốn diệt trừ cái xấu, cái ác trên thế gian, vậy điều này chứng tỏ cái ác ý của nó. Và cái ác ý này cũng vậy, đã mâu thuẫn với bản tính của thần.
- Nếu thần đã muốn và lại có khả năng diệt trừ cái xấu cái ác trên thế gian, vậy thì tại sao trong trường hợp này thế gian vẫn có cái xấu cái ác?"
Nhận xét:
Epicuros đã sử dụng thuật khống chế đối phương bằng nhiều cái khó, chặt dứt mọi đường lui, khiến họ rơi và hoàn cảnh khó khăn không thể lẩn trốn. Đây là phương pháp mà trong quá trình biện luận, ta đưa ra nhiều tình huống khác nhau cho đối phương chọn lựa, và dù chọn tình huống nào đối phưong cũng cảm thấy khó.

Chủ Nhật, tháng 7 09, 2006

A-đam có rốn không?

Mi-ken-lăng là một họa sĩ tài danh người Ý thời phục hưng, ông đã nhận lời tòa thánh La Mã vẽ một bức sơn dầu A-đam và Ê-va, và ông đã cố ý nêu câu hỏi khó cho Giáo hội:
"A-đam có rốn không ?"
Câu hỏi này bao hàm một mệnh đề chọn lựa: "A-đam có rốn hay A-đam không có rốn", buộc đối phương phải chọn lựa từ đó. Theo Thánh kinh thì Chúa Trời nặn ra A-đam theo hình dáng của người và lại rút của A-đam một cái xương sườn để tạo ra Ê-va. Rồi từ đôi nam nữ đầu tiên này đã sinh ra chúng sinh đông đúc ngày nay. A-đam là con người có sớm nhất và hoàn mĩ nhất. Chúng ta ai cũng có rốn, bởi vậy A-đam cũng phải có. Thế nhưng A-đam lại là hình dáng của Chúa Trời, A-đam có rốn, bởi vậy Chúa Trời cũng phải có rốn. Chúa Trời là đấng sáng tạo tối cao, lẽ nào ông ta còn bị cái nào đó sáng tạo và thai nghén. Nếu Chúa Trời không có rốn mà A-đam có thì rõ ràng Chúa đã không nặn ra A-đam giống như người. Và điều này đi ngược với Thánh kinh. Nếu cái rốn A-đam là một sai lầm của Chúa trong sáng tạo, thì điểm này đi ngược với Giáo nghĩa. Giáo nghĩa cho rằng Chúa Trời không bao giờ có sai lầm. Nếu A-đam không có rốn, thì là chúng ta ai cũng có mà A-đam lại không. Vậy sáng tạo của Chúa cũng chẳng phải là hoàn thiện, và A-đam không phải là con người hoàn mĩ. Tóm lại, dù rằng A-đam có rốn hay không đều khiến cho Giáo hội phải rơi vào hoàn cảnh mâu thuẫn khó bề thoát ra.
Mi-ken-lăng đã khéo léo dùng mệnh đề chọn lựa bắn trúng ngay điểm yếu nhất của người khác.
 
Nhận xét: Muốn có được hiệu quả biện luận theo dự định bằng thuât Lựa chọn giả thiết thì phải biết phát hiện mâu thuẫn của đối phương, rồi nhằm vào mâu thuẫn đó mà đặt điều kiện thích hợp. Như vậy có thể đẩy đối phương vào chỗ lúng túng. Một câu hỏi có hiệu quả tương tự câu hỏi của Mi-ken-lăng là hỏi về quyền năng của Chúa Trời: "Chúa Trời là đấng tối cao, với quyền năng tuyệt đối. Vậy Chúa Trời có thể tạo ra hòn đá mà ngài nhấc không nổi không?". Rõ ràng đây là một câu hỏi khó, trả lời có hay không đều đưa đối phương vào thế bí. Nếu Chúa Trời có thể tạo ra hòn đá mà ngài nhấc không nổi, vậy năng lực của ngài có hạn. Nếu Chúa Trời không tạo được hòn đá, vậy Chúa Trời cũng không phải là đấng toàn năng.
 

Thuật tách biệt điều kiện

Án Tử đi sứ nước Sở
Án Tử đi sứ sang nước Sở, vua Sở thấy Án Tử thấp bé liền châm chọc: "Nước Tề lẽ nào không có người cao to tài cán? Sao lại phải con người nhỏ bé bất tài như ngươi đi sứ?"
Án Tử cười mà rằng: "Người cao to tài cán ở nước Tề nhiều vô kể. Thế nhưng theo lệ của nước tôi, cử loại người nào đi sứ nước nào có quy định nghiêm ngặt. Người cao to tài cao thì đi sứ nước giàu mạnh. Người nhỏ bé bất tài thì phải đi sứ nước hèn kém. Án Anh tôi là người nhỏ bé bất tài bởi vậy phải đi sứ nước Sở."  
 
 
Kỉ Hiểu Lam đối đáp với vua Càn Long 
Càn Long thử tài Kỉ Hiểu Lam, hỏi: "Kỉ khanh, hai chữ trung hiếu giải thích thế nào?" Kỉ Hiểu Lam trả lời: "Vua bắt tôi chết, tôi không thể không chết là trung. Cha bắt con chết, con không thể không chết là hiếu."     
Càn Long bèn nói: "Vậy thì được, trẫm muốn khanh chết ngay bây giờ!"
"Thần lĩnh chỉ".
"Vậy khanh định chết bằng cách nào?" Vua hỏi.
"Nhảy xuống sông".
Lát sau, Kỉ Hiểu Lam quay về, đến trước mặt Càn Long. Vua cười hỏi: "Kỉ khanh sao chưa chết?"
Kỉ Hiểu Lam trả lời: "Thần đến bờ sông, khi định nhảy xuống thì thấy Khuất Nguyên đi lên. Ông ta nói: "Hiểu Lam, ông làm cái việc sai to rồi! Tưởng chỉ có Sở vương năm nào ngu muội, ta mới không thể không chết. Trước khi ông nhảy xuống sông, hãy về hỏi nhà vua có phải là hôn quân không. Nếu hoàng thượng không phải là hôn quân, thì ông không cần phải trầm mình. Nếu hoàng thượng ngu muội như Sở vương năm nao, ông hãy tìm đến cái chết cũng không muộn. Vậy nên, thần về hỏi lại cho rõ"
Càn Long nghe xong cả cười, luôn miệng khen: "Giỏi, thật là một cái lưỡi sác sảo, không hổ danh là nhà hùng biện. Trẫm phục ngươi đấy!"
 

Nhận định của Stalin về lời biện luận của Lenin

Lúc đó, điều khiến tôi khâm phục là sức mạnh logic không thể chiến thắng nằm trong lời diễn thuyết của người. Sức mạnh logic này tuy có khô khan, nhưng nó lại tóm chặt lấy người nghe, từng bước từng bước làm xúc động, và cuối cùng thì cầm tù người nghe, không trừ một ai. Tôi còn nhớ, lúc đó có nhiều đại biểu nói:" Logic trong bài nói của Lenin khác nào những xúc tu vạn năng, sẽ kẹp chặt lấy anh từ mọi phía bằng kìm, khiến anh không thể thoát khỏi. Nếu anh đầu hàng, sẽ thất bại hoàn toàn.