Thứ Hai, tháng 7 10, 2006

Biện đáp của Khổng Tử về nước

Có một hôm Khổng Tử đứng lặng bên bờ sông, đắm nhìn dòng nước mênh mông cuồn cuộn đổ về đông mà không chịu rời chân. Lúc này Tử Cống buộc miệng hỏi: “Thưa thầy, tại sao mỗi lần nước lên cao là thầy lại đến xem?”

Khổng Tử trả lời:

“Con xem, dòng nước tưới mát cho muôn loài, muôn loài mới được sinh trưởng. Thế nhưng nó đâu có vì mình một chút nào, điều này thật giống như đức. Nó vẫn chảy theo một dòng sông, xuống chỗ thấp cam ở chỗ thấp, thật giống như nghĩa. Nó mênh mông cuồn cuộn không bao giờ dứt thậy giống như đạo. Dù phía trước là vực sâu vạn trượng, nó vần xông lên, không bao giờ quay lại, thật giống như dũng. Nó ở trong chậu thì phẳng lặng như gương, thật giống như pháp. Dù là một khe nhỏ mấy nó cũng thấm vào, thật giống như sát. Dòng sông cuồn cuộn về đông không hề ngơi nghỉ, chảy vào Đông Hải thật giống như chí. Vạn vật ra vào trong nước thì trở nên tinh khiết, thật giống như giáo hóa. Nước có phẩm đức cao thượng như vậy, sao ta lại không đến xem?”

Khổng Tử đã từ dòng sông trước mặt mà phát triển đề tài, liên tưởng mà thấy được cái mà người khác không thấy, nghĩ tới cái mà người khác không nghĩ tới được, đã biểu hiện sự theo đuổi với lý tưởng cao đẹp. Thật đúng là một thánh nhân.

Khổng Tử gia ngữ

Không có nhận xét nào: