(bài dịch lấy từ www.nguoitapviet.info, nguyên văn tiếng Anh từ blog http://blog.360.yahoo.com/blog-9k7SE3k9cqj0m.0QxO6qN_Q-?cq=1&p=139 )
Có một điều từ từ lâu đã khiến tôi trăn trở rất nhiều - có lẽ cũng hơn 10 năm - và giờ đây tôi nghĩ là có thể đã đến lúc mình có thể chia sẽ với tất cả mọi người.
Rất thường xuyên, khi chúng ta chỉ ra những điểm yếu và vấn đề của dân tộc hay hệ thống của mình, tôi thường hay nghe những câu trả lời đại loại như "Chúng ta đã làm tốt hơn nhiều nước khác ở châu Phi" hay "Có rất nhiều nước cũng đang phát triển còn tệ hơn mình nhiều". Hay là, "Chúng ta là một nước nghèo".
Đó là cái mà tôi gọi là "Tâm lý kẻ bại trận".
Nó giống như trong một câu truyện kể rằng một thầy giáo nói với một học sinh của mình rằng "Em có thể làm bài tốt hơn như thế này - hãy cố gắng hơn" và cậu học sinh đó đã trả lời rằng "Nhưng thưa thầy, nhà em nghèo - và rất nhiều bạn khác cũng nghèo như em còn làm dở hơn em nhiều."
Tại sao lại so sánh chúng ta với nhữ kẻ bại trận khác? tại sao chúng ta không thể so sánh mình với những người giỏi nhất? Thay vì so sánh chúng ta với những nước đang phát triển và những nước nghèo khác, tại sao chúng ta không nói "Chúng a muốn một ngày nào đó sẽ vượt qua Pháp, qua mặt Mỹ, về công nghệ và kinh tế"?
"Bạn có điên không? Đây là một trong những nước phát triển cao nhất trên thế giới. Bạn đang mơ hoặc bạn là một người không thực tế."
"Bạn à, nếu như tôi nhớ không nhầm, thì chúng ta đã từng đánh bại hai quốc gia này trên chiến trường. Vậy có gì khác ngăn cản chúng ta trên lĩnh vực kinh tế và khoa học kỹ thuật?"
Thử tưởng tượng chúng ta hôm nay sẽ như thế nào nếu chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây gần 70 năm nói với chúng ta rằng "Hỡi đồng bào, nước Pháp là một trong những quốc gia hùng mạnh nhất trênh thế giới. Chúng ta sẽ chẳng thể nào so sánh được với súng và đại bác của họ. Sẽ là điên khùng để đánh với họ, đừng nói gì đến suy nghĩ sẽ đánh bại Pháp". Nếu Bác Hồ nói như vậy - thử tưởng tượng chúng ta giờ đây đang ở đâu?
Thật không may là sau khi chúng ta dành chiến thắng trên chiến trường, những thế hệ kế cận đã không tiếp nối được tinh thần đó. Chúng ta đã không có khí thế, tinh thần và mong muốn dành chiến thắng.
Cách đây nhiều năm, trong một lần về VN, có khá nhiều người bạn trong Uỷ ban đối ngoại tại thời điẻm đó đã ra đón. Tôi đã rất buồn khi thấy một nhân viên cửa khẩu vòi tiền của Việt kiều và đã có lời với một trong những người bạn có mặt hôm đó: "Anh này, những người này đang đòi tiền người khác một cách không biết ngượng". Người bạn đó đã trả lời rằng "À, cậu thiếu gì tiền. Cậu có thể giúp đỡ những người anh em của mình chứ."
Nói thật là tôi đã cực kỳ thất vọng khi nghe câu trả lời này và vì vậy tôi cũng không trả lời lại. Đó là tư thế của kẻ bại trận, tư thế sẵn sàng chấp nhận những thứ kém chất lượng và đi tìm lý do để biện minh cho hành động đó. Người bạn này của tôi sau này trở thành đại sứ ở nhiều nước - tức là anh ta không phải là một người có vai vế thấp trong xã hội. Bạn có thể tưởng tượng sẽ có bao nhiêu người có cái tư tưởng bại trận như vậy trong xã hội [nếu quả thật chỉ những người tài mới được đưa lên vị trí cao - n.d.]
Và nếu nhiều người trong chúng ta có tâm lý và tư tưởng đó - liệu VN sẽ đi đến đâu?
Chúng ta, thế hệ này hôm nay, có lẽ nên tự xấu hổ với thế hệ cha ông của mình. Ông cha chúng ta đã không nói "Pháp và Mỹ rất mạnh - chúng ta không thể đánh bại họ". Họ chỉ có một suy nghĩ duy nhất trong đầu - sống hoặc chết. Đó chính là khao khát để vươn đến sự xuất sắc, là khao khát chiến thắng, là khao khát quyết không chịu đứng thứ hai (bởi vì như vậy đối với họ có nghĩa là chết).
Nếu chúng ta muốn chiến thắng, chúng ta phải suy nghĩ như một người chiến thắng. Và điều đó có nghĩa là, "Chúng ta muốn đánh bại kẻ mạnh nhất. Chúng ta muốn là người vô địch. Và chúng ta sẽ đi theo cách riêng của mình để đạt đến mục tiêu đó." Những tư tưởng như vậy sẽ tự động thúc đẩy chúng ta không chịu chấp nhận sự xoàng xỉnh, không chấp nhận chất lượng kém, không chấp nhận bất kỳ cái gì ngoài những nổ lực cao nhất trong mọi thứ chúng ta làm.
Một ai người sẽ nói - "Nhưng đấu tranh cho sự sống còn khác với đấu tranh cho sự giàu có. Trong văn hoá của chúng ta, sự giàu có chưa bao giờ là một cái gì to tác. Trong văn hoá truyền thống của chúng ta, là một giáo viên nghèo vẫn là một vị trí được trân trọng nhất."
Câu trả lời của tôi sẽ là:
(1) Khi chúng ta chống lại thực dân Pháp và Mỹ, đó không phải là chiến đấu vì sự sống còn. Chúng ta vẫn có thể sống dưới sự cai trị của thực dân Pháp và Mỹ. Nhưng dó không phải là một cuộc sống đáng tự hào. Vì vậy, chúng ta đấu tranh vì danh dự - không phải vì cái chết và sự sống.
(2) Ngày hôm nay, đấu tranh chống lại sự nghèo đói để đạt đến sự giàu có cũng là cuộc chiến vì danh dự - bởi vì mọi người xung quanh chúng ta đều luôn có thái độ xem thường những công dân của những nước nghèo.
(3) Nền văn hoá truyền thống của sự nghèo đói mà vinh quang thật ra là sai lầm. Nói theo cách nói khác, đó có thể xem là "ảo tưởng" - biện minh ("opium"). Từ góc nhìn của mỗi cá nhân, sự giàu có có lẽ tuỳ thuộc vào mỗi người và có thể sẽ là không quan trọng lắm đối với nhiều người. Tuy nhiên, từ góc nhìn của một dân tộc, nghèo đói là một sự sỉ nhục và giàu có là sức mạnh và sự độc lập. Giả như Việt Nam là một quốc gia giàu có và hùng mạnh cách đây hơn một ngàn năm thì chưa chắc Trung Quốc, Pháp, Mông Cổ, Nhật Bản, hay Mỹ đã có đủ can đảm mà xâm lăng chúng ta. Và nếu vậy thì chúng ta đã không mất quảng chừng đó thời gian để chiến đấu. Là một dân tộc, nghèo đói nghĩa là yếu thế, nghĩa là chúng ta để lộ điểm yếu cho người khác đánh, là để bị xâm lược bởi những quốc gia khác, để bị xem thường bởi những người nước khác. Đi vòng quanh thế giới và bạn sẽ thấy rõ điều này.
Nghèo đói là một căn bệnh của dân tộc. Nó cần phải bị xoá bỏ. Bất kể triết lý của bạn về sự giàu có là như thế nào - đối với một quốc gia, giàu có là một mục tiêu chính yếu.
Vậy nên, chúng ta cần phải tự bảo lẫn nhau rằng hãy đòi hỏi nhiều hơn từ chính bản thân mình và mọi người xung quanh. Hãy đòi hỏi nhiều hơn từ các cơ quan nhà nước và những người lãnh đạo đất nước. Hãy nhìn những quốc gia hàng đầu thế giới như Nhật, Anh, Úc - xem họ làm như thế nào - để học hỏi vàq quyết tâm vượt qua họ sau này (và chắc rằng họ cũng sẽ lấy làm vui lòng khi biết điều này, bởi một thầy giáo đúng nghĩa sẽ rất vui sướng khi học trò của mình vượt qua mình). Hãy thôi cái lối suy nghĩ "chúng ta nghèo - và vậy là đủ". Không, sẽ không bao giờ là đủ nếu chúng ta chưa đánh bại kẻ mạnh nhất trên thế giới này.
Hãy tin tưởng vào bản thân. Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ làm được điều đó - chúng ta sẽ làm được.
Hãy đừng thoả mãn với sự xoàng xỉnh. Đừng bao giờ chấp nhận đứng thứ hai.
Vươn đến những gì tốt nhất.
Đòi hỏi những gì tốt nhất từ bản thân và mọi người.
Chúng ta có một lịch sử dài cho thấy rằng chúng ta sẽ làm được những điều mà người khác cho là không thể.
Chúc bạn một ngày thật tuyệt.
Trần Đình Hoành, LLB, JD
Luật sư,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét